Văn Hóa Đông Sơn, một trong 3 nôi nảy sinh Văn hóa Việt
Ranh giới nước Việt cho tới thời vua Lý Thánh Tôn ( năm 1069 ) phía Bắc là Trung Hoa, phía Nam là Đèo Ngang. Văn hóa của nước Việt này là Văn hóa Đông Sơn.Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ nổi bật ở một số tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và ba con sông chính Sông Hồng,Sông Mã và sông Lam. Văn hóa Đông Sơn nổi danh vì thời kỳ đồ đồng của nó, và vì sản phẩm Trống đồng của nó. Cái tên của văn hóa này xuất phát từ một số hiện vật đồ đồng ở làng Đông Sơn ( thành phố Thanh Hóa) ven sông Mã, thuộc địa phận Thanh Hóa do một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm được năm1924, rồi do một viên thuế quan Pháp tên là L. Paijot yêu khảo cổ, khai quật thấy. Năm1934 “Đông Sơn” tên của ngôi làng nhỏ đó đã trở thành tên của cả một nền văn hóa rực rỡ thuộc thời đại kim khí cách đây hơn 2000 năm . Danh từ "Văn hóa Đông Sơn" được gợi ra đầu tiên do học giả R. Heine-Geldern. Trong 80 năm sau khi khám phá một số hiện vật đồ đồng năm 1924, đã có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu. Dựa vào những nghiên cứu, thì người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy được ở Tràng Kênh có niên đại C14 = 1425 ± 100BC Theo nhân chủng học thì người dân ở làng Đông Sơn cách nay trên 2.000 năm là thuộc một chủng tộc gọi là Mongoloid. Chủng tộc này cư trú ở lãnh thổ nước Nam Việt sau khi Triệu Đà chiến thắng vương quốc Âu Lạc. Tổng thể nhất quán văn hóa Đông Sơn bao quát ba vùng: vùng sông Hồng với trung tâm là làng Cả (nay ở thành phố Việt Trì).,vùng sông Mã, sông Chu, với trung tâm là làng Đông Sơn. và vùng sông Cả với Trung tâm là làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Trong ba vùng này thì vùng sông Mã, sông Chu mang đặc trưng của Văn hóa Đông Sơn điển hình, vì những đồ đồng thuộc vùng này là tiêu chí để nhận biết cho đồ đồng thuộc các vùng sông Hồng và vùng sông Cả. Quả thật là như vậy, chẳng hạn Trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn, một hiện vật được các nhà khảo cổ phát hiện. Nó là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Số lượng trống đồng Đông Sơn tìm được cho đến nay trên vùng đất Việt khoảng 140. Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đất Việt . |
||
I-Trống đồng Đông Sơn : - kỹ thuật đúc nó thế nào?. và nói gì? - Nó biểu lộ văn hóa Đông Sơn thế nào? - và nó được dùng như thế nào ? Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ trống đồng Làng Vạc Hình dáng trống đồng Phú Phương 1 Trống đồng Sông Đà
1- Kỹ thuật đúc trống đồng Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg Hình thể phức tạp:
Tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy, thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng vật lý hóa chất của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề. Nghệ thuật tạo hìnhKỹ thuật khắc chạm trống đồng tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được diễn tả theo tư thế động: múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễn hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cặp Ví dụ: tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng. Điều đặc biệt là trên mặt trống Sông Đà có khắc số lượng chim trên các vành chim bay (chim vật tổ của người Lạc Việt) chúng ta nhận thấy phần lớn mỗi vành đều có 18 chim. Có thể nghĩ rằng con số 18 đời Hùng Vương là 18 dòng họ đầu tiên, kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang. và sau này chuyển tiếp cho vương quốc Âu Lạc của An Dương Vương vào giai đoạn cuối Đông Sơn (Các chứng cứ đang được khám phá dần)
2-Trống đồng biểu lộ văn hóa Đông Sơn thế nào? Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thì thấy các sinh hoạt văn hóa của cư dân Đông Sơn được mô tả khá phong phú trên các hoa văn rất sắc nét của trống đồng. Sau dây xin liệt kê một số sinh hoạt thuộc văn hóa Đông Sơn 1/ Kiến trúc nhà sànCó thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa. Nhà có kê thang để lên sàn. Nhà có 2 loại hình là nhà sàn mái tròn và nhà sàn mái cong. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên cửa có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền , Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Nhiều người cho rằng đó là "nhà ở" 2/ Tượng trang tríCó tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược.
3/ Trang phụcQuần áo được tả trên trống có các loại như: áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố... nhiều loại mũ được đội, nhiều kiểu tóc khác nhau được tết. 4/ Vũ nghệTrên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như: mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người
5/ Âm nhạc Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèn và trống Có hai cách sử dụng trống:
6/- xã hội nông nghiệp Lạc Việt
Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này nền văn minh nông nghiệp đã phát triển vì biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp Lưỡi cày đồng------------------------- 7/- kỹ thuật quân sự Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm: giáo, rìu, cung, dao găm và mộc
8/- Tín ngưỡng -Hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ Mặt Trời. -Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim. -Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là ""lễ Chiêu Hồn ", " Đám Tang " hoặc " Lễ Cầu Mùa |
||
3.Trống đồng Đông Sơn được dùng vào những trường hợp nào?
Nghệ thuật Đông Sơn cho ta thấy khả năng chạm khắc của các cư dân thời đó và một đời sống ca múa nhạc phong phú. Chính vì vậy, các nhà khảo cổ nhận định rằng chức năng chủ yếu của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí. Đánh vào vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt Mi và Fa; ở vành 7 cũng được nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra lại trở lại nốt Mi (theo kết quả ghi âm của Cao xuân Hạo ) Trống được diễn tấu với dàn nhạc trong vương triều phong kiến thời Nhà Hậu Lê, được ghi ở trong sách "Cương mục”.
Trống biến thành vật chôn theo người chết như ở khu Mộ Táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa Sau cùng Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối. Theo Hậu Hán Thư (後漢書 - một cuốn chính sử của Trung Quốc)thì Mã Viện , tướng nhà Hán đã dập tắt cuộc nổi dậy Hai Bà Trưng vào khoảng năm 40-43, đã thu và nấu chảy trống đồng của các thủ lĩnh địa phương. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa chính trị của trống đồng Đông Sơn ngày nay |
II- Ngoài Trống đồng,các nhà khảo cổ còn phát hiện những hiện vật gì? 1/ Đồ dùng Đông Sơn -Các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu, các thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng và các loại thạp có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văn trang trí phức tạp.
Các loại đồ dùng nêu trên là những chứng cứ về một xã hội phức tạp đã định cư ổn định. 2/ Đồ trang sức Đông Sơn - Các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An 3/ Tượng đồng:
Nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà,chó, hổ, voi... 4/ Các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn 5/- Mộ thuyền chôn cất người chết
![]() Mộ thuyền Châu Can cùng di vật-được tìm thấy ở Hà Tây năm 1977 Nghệ thuật chôn cất người chết mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy hầu như rải rác trên toàn bộ Bắc Bộ kéo dài đến miền Trung Bộ - Mộ thuyền là một cách chôn cất khá độc đáo của người Việt cổ thuộc văn hóa Đông Sơn. Năm 2004 các nhà khảo cổ học tìm thấy thêm một ngôi mộ bên triền sông Cửu An, thuộc thôn Động Xá, xã Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên . ngôi mộ có quan tài hình thuyền độc mộc chở người Đông Sơn vào giấc vĩnh hằng từ 2.500 năm trước. Khi nắp quan tài bật mở, nhìn thấy người chết đặt nằm ngửa, thân bó vải, hai tay để xuôi, chân duỗi thẳng. Ngoài ra, còn có một số hiện vật đi kèm là đồ gốm, hạt thực vật…So với các Mộ thuyền Đông Sơn được phát hiện từ những năm 1960, 1970 tại Châu Can Hà Tây, Việt Khê Hải Phòng, La Đôi Hải Dương, thì đây là mộ duy nhất còn nguyên vẹn xương cốt với quần áo hoàn chỉnh. Phát hiện này khiến các chuyên gia Viện Khảo cổ và Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á vô cùng phấn khởi. Bởi tìm hiểu về nguồn gốc cư dân thì cốt sọ giữ vai trò quan trọng nhất, giúp các nhà khảo cổ làm sáng tỏ những người đã sáng tạo ra nền văn hóa Đông Sơn. 6/- Vũ khí Đông Sơn Vũ khí Đông Sơn dành cho quân sự thì đa dạng về loại hình, phong phú về số lượng. Mảnh áo giáp Bộ phận khóa nỏ Mũi tên Cổ Loa chạm khắc máy bắn tên
Dao găm Đông Sơn Dao găm có trang trí hình người ở chuôi dao |
||
Những cuộc khai quật ở thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ) đã phát hiện ra kho chứa hàng vạn mũi tên đồng. Mũi tên Cỗ Loa có các loại hình cánh én, hình lao có họng hay có chuôi, loại 3 cánh có chuôi dài. Mũi tên đồng của vương quốc Âu Lạc có cấu tạo độc đáo ba cạnh. Mũi tên ba cạnh (quả khế) thì vết thương do mũi tên này gây ra có thể nói rằng, rất trầm trọng. Kẻ bị bắn trúng mũi tên này không dám rút mũi tên ra-việc này sẽ gây mất máu và dẫn đến tử vong rất nhanh
Ngoài ra còn phát hiện giáo, lao, dao găm, kiếm, qua, rìu chiến... Rìu chiến có đến gần 10 loại: các loại rìu xéo, rìu lưỡi xoè cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phạng.
Dao găm có các loại lưỡi hình lá tre đốc củ hành, đốc bầu dục hay có chuôi là một tượng hình người, có loại dao găm lưỡi hình tam giác, cán dẹt hay tròn. Các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, có hoa văn trang trí đúc nổi. Ở Hà Nam Ninh còn tìm thấy cả giáp che ngực và mũ chiến bằng đồng, thuyền chiến lớn,. Voi chiến
III - Nhận định của các nhà khảo cổ liên hệ đến trống đồng và các hiện vật nêu trên Từ những trống đồng và những hiện vật phát hiện được ở Đông Sơn, các nhà khảo cổ nhận định rằng: nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ Văn hóa Phùng Nguyên , Cư dân Đông Sơn phát minh ra luyện kim, đúc đồng, phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ đồng rồi tiến lên nghề luyện sắt. Với kỹ thuật luyện đồng, cư dân Đông Sơn đã tạo nên bước ngoặc, loại trừ hẳn đồ đá. Trong một số di tích thời Hùng Vương như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang tìm thấy các di vật bằng sắt. Miền Bắc Việt Nam từ nghìn xưa vốn có nhiều mỏ kim loại như các mỏ vàng, bạc, đồng, chì, sắt .. Các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên Tuyên Quang Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa.. có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể phát triển một nền văn hóa đồ đồng rực rỡ. Bước đầu hợp kim đồng chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề, đòi hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Sau đó hợp kim đồng chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày: các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này lại cần phải trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim có tính năng dễ đúc để dễ dàng tạo nên các chi tiết tinh xảo sắc nét trong khi đúc. Vì vậy mà cư dân Đông Sơn sử dụng hợp kim đồng - thiếc – chì 1- Công nghệ luyện kim và đúc đồng tiến trình như sau: Thời Hùng Vương thì thấy trong thành phần hợp kim đồng, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống và tỷ lệ chì tăng lên. Mặt khác, hợp kim mới với 3 thành phần chính có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó giảm bớt những khó khăn trong việc nấu và đúc, và như vậy, cư dân Đông Sơn lúc đó đã biết đến điểm nóng chảy thấp. Điều nữa, ở giai đoạn Đông Sơn, thành phần của các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - chì (hoặc đồng - chì - kẽm) lại thay đổi theo chức năng của từng loại đồ nghề , đồ dùng hay vũ khí 2- Công nghệ đồ gốm: Ngoài Công nghệ luyện kim và đúc đồng, cư dân Đông Sơn còn Công nghệ đồ gốm: Dựa vào các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu phát giác được, các nhà khảo cổ công nhận rằng: Nghề làm đồ gốm cư dân Đông Sơn cũng phát triển. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Người thợ gốm biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn và nung trong lò kín chuyên dụng. Chất lượng gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn. Các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng. 3- Nông nghiệp Nhờ vào phát hiện được các loại lưỡi cày và nhiều di vật văn hóa Đông Sơn có xương trâu, bò,các nhà khảo cổ làm một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng, đồng thời nhận định rằng: Bò sống trên đồng cạn còn Trâu chuyên sống trong vùng đồng lầy, và lưỡi cày được phát hiện là dụng cụ dành cho ruộng đồng lầy. Như vậy thì nông nghiệp cư dân Đông Sơn thời Hùng Vương vừa trên đất cạn vừa dưới đồng sâu.. Dưới đồng sâu tất nhiện cư dân Đông Sơn sống bằng nghề trồng lúa nước với con trâu và lưỡi cày Họ chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và phân bón nhằm phục vụ cho nông nghiệp vậy. 4- Xã hội phức tạp - phân hóa giàu nghèoTừ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hóa thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà Vĩnh Phúc có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến là số mộ còn lại đều có từ 3 đến 13 hiện vật. Đồ tuỳ táng giống nhau gồm gốm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm.. |
||
5- Hai Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc thuộc Văn hóa Đông Sơn thời kỳ công nghệ Luyên hợp kim đồng phát triển Các nhà khảo cổ phát hiện lưỡi cày và các di tích trâu bò của nghề nông lúa nước và các ngôi mộ cùng nhìều di tích trong mỗi mộ thời nước Văn Lang, rồi các mũi tên đồng ở thành Cổ Loa nước Âu Lạc . Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng đánh cá và thủ công nghiệp. và sống bằng nông nghiệp chuyên về kỹ thuật trồng lúa nước, Trải qua 85 năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ xác nhận sự thống nhất giữa người Lạc Việt và người Âu Việt trong nước Âu Lạc. Sự thống nhất được thể hiện rõ nhất là sưu tập đồ đồng Đông Sơn. Về tổ chức Xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế , sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp , sự trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương và An Dương Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng là xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. 6- Văn hóa Đông Sơn có các điểm chính phải nhấn mạnh:
Người viết KP Tham Khảo các tài liệu -từ Wikipedia - từ các học giả nghiên cứu các nguồn
|