Trang phục nam giới

                                                          Bài sưu tầm của KP

 

Trang phục nam giới gồm có trang phục chính ( y phục ) và trang phục phụ theo

I- Trang phục chính :Y Phục

Ở miền Bắc, miền Trung quần áo nam giới thường bằng vải Đồng Lầm nhuộm nâu Có lẽ v ì gió mùa Hè nóng ẩm,.gió mùa Đông giá buốt, rét run cầm cập, nên người Việt đều ưa màu sẫm, nhất là màu nâu đất, từ nâu non đến nâu già. Còn ở miền Nam, quần áo nam giới phổ biến là bằng vải đen

 A-- Áo

1- Áo cánh

Ở miền Bắc, và miền Trung áo cánh thì ngắn. Loại áo này bốn thân cài cúc giữa, hay năm thân cài cúc bên, may cổ tròn đứng, vuông góc. Quanh cổ ở phía trong áo có lót một miếng vải chùm một phần vai, lưng, ngực gọi là cổ lá sen. Nó có tác dụng làm cứng vai áo và lâu rách dù chỗ đó bị cọ xát nhiều do gánh, vác. Gấu áo và gấu tay to hơn gấu ở áo phụ nữ. Hai vạt trước có hai túi. Áo ngắn có thể xẻ tà, có thể bít tà.

Ở miền Nam áo cánh thì ngắn nhưng may rộng rãi theo kiểu bà ba. Áo cũng bốn thân, cổ đứng, cài khuy giữa, ống tay rộng

Do thời tiết nóng bức, đa số đàn ông khi lao động hay cởi trần nhưng vẫn thắt dây lưng vải.Ở thành thị, có thời gian những người kéo xe tay, trong mặc áo cánh trắng cháo lòng, ngoài mặc áo cánh bốn thân có viền nẹp màu, rộng bản ở cổ áo, cổ tay áo, gấu áo, cạnh tà áo..., thường không cài cúc, (loại áo riêng biệt này là của chủ xe cho thuê luôn cùng với xe tay. Về sau, có sao mặc vậy. Nói chung, người nghèo quá, áo bằng vải gai cộc tay hở nách, thân áo ngắn hở cả lưng....,

Đặc biệt ở miền Trung có loại áo lác. Áo lác cũng là là loại áo ngắn nhưng đan bằng thứ cỏ lác để dùng khi giá rét. Đó là một hình chữ nhật gập đôi, ở giữa có khoét miếng tròn làm cổ áo. Khi mặc, chui đầu qua cổ áo, buộc một sợi dây ngang bụng, giữ cho hai vạt áo trước và sau sát vào người.

Khi nhàn rỗi, người đàn ông đôi khi mặc áo năm thân ngắn bằng vải màu trắng. Người giàu sang mặc áo năm thân bằng lụa tơ tằm màu vàng, hoặc đũi màu ngà, thắt lưng nhiễu tím tam giang, hồng điều, hay xanh lục... ở trong áo, giải thắt lưng buông rủ một đoạn ngắn ở phía trước Đàn ông miền Nam mặc áo bà ba trắng

 
 

 

2- Áo dài

Áo dài là y phục dành cho hội hè, lễ Tết. Các cụ, các ông đi đâu ví dụ ra chốn đình trung, thì thường mặc áo dài. Thường thì các nhà Nho và những người có chức vị trong xã hội mới có áo dài bằng the đen.. Nếu mặc áo dài the thâm thì thường mặc thêm áo dài trắng bên trong. Hãn hữu có khi mặc áo the màu nâu hay màu xanh lam, cổ áo cao, đứng, vuông góc. Áo the may năm tà, khi cài cúc, vạt trước đè lên vạt nhỏ bên trong tạo nên màu xẫm nửa làm thành hai mảng đậm nhạt khác nhau.

Các loại áo dài bằng vải quý như gấm, vóc đoạn, sa tanh, sa trơn... giành cho những người có chức tước hoặc giàu có trong xã hội.Trong trường hợp đi rước, đi hội, các cụ, các ông có kiểu buộc thắt lưng màu ra ngoài áo the, bỏ giọt bên cạnh sườn.

Từ năm 1925 trở về sau, mùa nắng nhiều người chỉ mặc một áo dài trắng, mùa rét đã có người mặc loại áo dài bằng dạ khoát ngoài, kiểu của phương Tây gọi phiên âm là ba-đơ-xuy (pardessus) và quấn phu-la (foulard) quanh cổ. Những người chức sắc ở nông thôn như chánh tổng, lý trưởng... thường mặc áo the đen dài nhưng lại khoác thêm áo vét-tông (veston) ra ngoài. Các cụ miền Nam nhiều tuổi cũng mặc áo dài trắng bên trong, áo dài đen bên ngoài, cổ đứng vuông góc.Nam giới ở tầng lớp thượng lưu còn mặc cả áo dài trong sinh hoạt hàng ngày nữa..

  B--Quần

1- Quần có thể là quần dài.

Về quần dài, đàn ông miền Bắc, và miền Trung mặc quần lá tọa . Quần lá tọa là loại quần may rộng, ống thẳng, đũng thấp và sâu, , cạp quần (lưng quần) to bản. Khi mặc quần, thắt dây lưng ra ngoài cạp rồi kéo cạp lên hoặc xoắn cạp làm cho ống quần cao lên. Khi mặc, người đàn ông thả phần cạp thừa phía trên rũ xuống lòe xòe ra ngoài thắt lưng .Vì thế, quần được gọi là lá tọa. Lúc lao động người đàn ông còn cuốn dần ống quần lên đến quá bắp chân và xoắn gọn lại (gọi là quần xắn móng lợn).. Quần lá tọa, do đó tuyệt đối thích hợp với khí hậu nắng nôi nóng bức của Việt Nam, bởi ống rộng nên đàn ông mặc nó mát mẻ không kém gì đàn bà Việt mặc váy. Sáng kiến này còn làm cho đàn ông Việt khi mặc loại quần thoáng mát này, đã "đa dạng hóa" được loại hình lao động, bởi nhờ có cái quần đũng sâu mà các ông có thể điều chỉnh dễ dàng cho ống quần cao thấp thoải mái trên các loại ruộng cạn, đồng sâu, ruộng khô, ruộng nước..Còn đàn ông miền Nam mặc quần dài theo kiểu bà ba.

Về quần dài, có loại quần ống sớ . Quần ống sớ thì ống thẳng,và đũng cao. Khi đi trảy hội, hoặc tham dự lễ lạt, người đàn ông Việt đã phải chế ra một loại quần khác: đó là quần ống sớ. Quần ống sớ: màu trắng, ống hẹp, đũng cao gọn ghẽ hơn, mà cũng dễ coi hơn là quần lá tọa.

2- Khố rồi quần đùi.

Đàn ông đi làm, trong lúc ứng phó với cái nắng nóng ghê gớm của châu thổ Bắc Bộ vào mùa hạ, thường họ đóng khố. Chiếc khố mang tên khố đuôi lươn . Khố đuôi lươn thường thấy mặc vào cái cảnh đàn ông, đàn bà phải làm lụng "chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". Chiếc khố đã phát triển thành chiếc quần đùi v ào cuối thế kỷ XVII. Quần đùi là loại quần cụt để lao động cho thuận tiện.

Ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, đại đa số đàn ông Việt thuộc các sắc dân thiểu số thường mặc khố. Họ chỉ khi đi đâu mới mặc quần dài chứ về nhà là mặc khố, họ còn có khố để dành riêng đi đám tiệc. Khi biểu diễn cồng chiêng và các nhạc cụ của sắc dân th ì nếu ai không mặc khố thì không được diễn. Vì lẽ đó mà khố là một trang phục truyền thống không bị mai một.

C- Quần áo

Những người đi làm (viên chức) ngoài áo the khăn xếp, còn mặc quần áo Âu. Nếu mặc đồng bộ cùng màu thì gọi là com-lê (complet), quần Tây, áo sơ-mi, áo gi-lê, áo vét-tông, thắt cra-vát. Nếu mặc không đồng bộ (mặc áo một màu, quần một màu khác) thường gọi là "đơ mi xe dông" (demi saison nghĩa đen là nửa mùa). Ngoài ra còn các loại áo va-rơi, blu-dông

 

II- Trang phục phụ theo

 

A-Tóc

Tóc đàn ông để dài như tóc đàn bà, búi cao gần lên phía sau đỉnh đầu.

Người lao động chít khăn đầu rìu; khăn là miếng vải vuông, mỗi chiều 40 cm - 50 cm. Gập chéo khăn lại thành hình tam giác, góc giữa để về phía sau gáy, hai góc cạnh buộc với nhau ở phía trên trán, có tác dụng giữ búi tóc phía sau và để tóc phía trước không xõa xuống mặt. Nhiều người chỉ cuốn trên đầu một vòng khăn sơ sài bằng dải vải dài cuộn xoắn lại.

Khi đi trảy hội, hoặc tham dự lễ lạt, người Việt vì búi tóc nên trên đầu quấn khăn lượt đen khi mặc áo dài. Gọi là khăn lượt vì chất liệu thường là loại vải lượt (sau thay bằng loại vải mềm khác như nhiễu, là... màu tím tam giang), có thể dài đến trên 2 m, rộng 30 cm, gập đôi (có khi gập ba) theo chiều dài, cuốn nhiều vòng trên đầu. Kiểu chít khăn (thường thấy ở miền Nam) có hơi khác, hai nếp khăn đầu trong cùng xếp chéo lên nhau, chữ nhân được tách cách xa những nếp vòng cuốn lên cao sau đó, trong khi ở nơi khác các nếp khăn quấn lại cách đều nhau từ dưới lên trên, (thường thấy ở miền Bắc, miền Trung). Cũng có kiểu khăn quấn nhiều vòng. Khi gần hết khăn lại quấn bè ra và cao lên làm thành một tầng khác. Mùa rét các cụ đội mũ ni, một loại mũ có hai miếng vải che kín cả hai tai cho đỡ rét.

Từ năm 1910, nhiều đàn ông (nhất là thanh niên ở thành thị) đã cắt tóc ngắn nhưng vẫn quấn khăn lượt khi ra ngoài xã hội. Ra đường gặp mưa, dùng ô màu trắng hay đen, thường gọi là ô cánh giơi (vì khi gương ô lên, hình bộ gọng và vải ô giống cánh con giơi).

Từ 1930, phong trào cắt tóc ngắn, rẽ ngôi lệch, nhưng người đứng tuổi khi ra ngoài xã hội vẫn đội khăn xếp, khăn xếp hình thức vẫn như khăn quấn, nhưng được làm sẵn, khi cần chỉ chụp lên đầu, rất tiện lợi, không mất thì giờ quấn nhiều vòng như trước. Khăn xếp ở miền Bắc vẫn còn hình chữ nhân ở trước trán. Ở miền Trung lại sáng tạo ra hình lưỡi trai

Vào những thập niên sau, nhiều người Việt cắt tóc ngắn khi ra ngoài xã hội bỏ luôn kh ăn lượt hay khăn xếp. Họ đội mũ cát (casque) trắng.... Mũ cát làm bằng li-e hay bằng dút, ngoài bọc vải rồi quét hóa chất trắng (blanc de zine). Mũ cát trắng có loại rộng vành, có loại hẹp vành, có loại tròn sọ, có loại mũ hơi hình bầu dục, chỏm bằng. Mùa rét đội mũ phớt (feutre) làm bằng dạ, mũ cát két (casquette) làm bằng dạ, bằng vải

B- Chân

Những người lao động thường đi chân không.

 

 Khi có việc đi đâu hoặc buổi tối rửa chân mới xỏ đôi guốc gỗ một quai ngang hay hai quai chéo. Người già đi guốc mũi cong. Người miền Nam guốc gỗ một quai.v..v..v

 

Khi hội hè, lễ Tết, những người giầu sang hay những người ở tầng lớp có chức tước thì chân thường mang văn hài (giày đế cao bằng giấy bồi cứng, phần mui giày bằng vải nhung hay bằng vóc màu đen, hoặc màu lam.. khum kín các ngón chân và hai cạnh bàn chân, có thêu hình rồng hoặc hình hoa lá, bướm... nhiều màu). Còn có loại hài bằng da dê níu, hài bịt gót, giày hạ (giày bằng da, có mui che phần trên các ngón chân) ủng (giày có cổ cao)... Người miền Nam thì Chân thường mang giày da láng (mui giày bằng da sơn đen bóng) giày guốc (đế bằng gỗ, mui trên bằng da) giày cóc (trông giống đầu con cóc) giày Gia Định (đế và mũi giày bằng da đen bóng, có thể xuất xứ từ tỉnh Gia Định).Những người Việt Tây Học thích đi giầy Tây bằng da đen. Mùa nực còn đi giầy 2 mầu " dơ-cu lơ ( deux couleurs).

Xin mời độc giả coi mục Trang phục Phụ nữ